|
Cán bộ tư pháp - hộ tịch xã Vũ Bình (Lạc Sơn) trao đổi kỹ năng, nghiệp vụ xử lý, giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường mạng cho người dân |
Đặc biệt, thực hiện Đề án 06/CP của Chính phủ về "Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ CĐS quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030”. Trong số 25 dịch vụ công (DVC) thiết yếu của đề án thì lĩnh vực tư pháp có 6 TTHC thiết yếu ưu tiên tích hợp, chia sẻ dữ liệu dân cư của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với Cổng DVC quốc gia và hệ thống thông tin giải quyết TTHC cấp bộ, cấp tỉnh phục vụ giải quyết TTHC.
Từ tháng 3/2022, Cổng DVC/Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh đã hoàn thành việc kết nối, tích hợp với Hệ thống đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử của Bộ Tư pháp thông qua nền tảng chia sẻ, tích hợp dữ liệu quốc gia (NGSP) để thực hiện việc tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả các TTHC thiết yếu trong lĩnh vực hộ tịch theo quy trình, hướng dẫn của Bộ Tư Pháp. Theo đó, sau khi tiếp nhận hồ sơ các TTHC thiết yếu trong lĩnh vực hộ tịch trên Cổng DVC/Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh sẽ được đồng bộ, xử lý hồ sơ trên hệ thống đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử của Bộ Tư pháp, khi có kết quả sẽ đồng bộ trạng thái hồ sơ về Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh để phục vụ công tác tổng hợp, tra cứu thông tin số liệu của hồ sơ. Cơ sở dữ liệu hộ tịch được quản lý tập trung, liên thông, cho phép làm việc mọi lúc, mọi nơi, trên nhiều loại thiết bị khác nhau. Công dân có thể sử dụng phần mềm để đăng ký hộ tịch trực tuyến, nhằm đơn giản hóa TTHC, giảm giấy tờ công dân theo đúng quy định tại Đề án số 869/CP của Chính phủ. Ngoài ra, không chỉ đẩy mạnh CĐS trong lĩnh vực quản lý tư pháp - hộ tịch, thời gian qua, ngành tư pháp đã tập trung đẩy mạnh CCHC gắn với CĐS, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác của các cơ quan, đơn vị, lĩnh vực thuộc ngành.
Trong 3 tháng đầu năm, Sở Tư pháp đã tham mưu HĐND, UBND ban hành 16 văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL); kiểm tra 29 VBQPPL, đạt tỷ lệ xử lý 100%; rà soát 171 VBQPPL thuộc thẩm quyền. Giải quyết 108 TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông cùng cấp; tập trung giải quyết 213 TTHC thuộc thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực. Đặc biệt, với việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT, gắn CCHC với CĐS, đến nay, 100% văn bản của ngành được trao đổi hoàn toàn trên môi trường điện tử, sử dụng chữ ký số, chứng thư số. Từ đầu năm đến nay, ngành đã cung cấp DVC trực tuyến mức độ 3 đối với 10 TTHC, mức độ 4 là 105 thủ tục; số TTHC đang được cung cấp trực tuyến mức độ 3 và mức độ 4 đã tích hợp, công khai trên Cổng DVC quốc gia là 115 thủ tục. Đã tiếp nhận 440 hồ sơ, có 263 hồ sơ TTHC tiếp nhận trực tuyến. Tỷ lệ TTHC được tích hợp, triển khai thanh toán trực tuyến đạt 100% số TTHC đã được tích hợp; triển khai thanh toán trực tuyến trên Cổng DVC quốc gia hoặc trên Cổng DVC của tỉnh 39 thủ tục...
Từ đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ công dân và tổ chức, doanh nghiệp; tăng cường thực hiện TTHC trên môi trường điện tử, cung cấp DVC trực tuyến đã làm giảm thời gian đi lại, chi phí thực hiện của tổ chức, công dân; nâng cao hiệu quả thực hiện DCV trực tuyến mức độ 3, mức độ 4. Đến nay, 100% TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp đã được đơn giản hóa. Việc tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông được thực hiện đúng quy trình; tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng và trước hạn cao. Trong đó, việc xác minh để cấp phiếu lý lịch tư pháp, ngành đã áp dụng triển khai mô hình "Kiềng 3 chân”, "Kiềng 4 chân” nhằm nâng cao chất lượng thực hiện các nội dung CCHC Nhà nước, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ CĐS, hướng tới xây dựng, phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số của tỉnh.