Đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số trong lĩnh vực tư pháp

Thứ sáu, 21/10/2022 16:38
Trong 6 tháng đầu năm nay, Bộ Tư pháp đã ban hành các quyết định sửa đổi, bổ sung 44 thủ tục hành chính, bãi bỏ 8 thủ tục trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp và thi hành án dân sự.
Thông tin dữ liệu về bảo hiểm y tế sẽ được tích hợp tại thẻ căn cước công dân gắn chíp, người dân khi đến khám chữa bệnh tại cơ sở y tế chỉ cần quét mã QR.  

Theo kết quả Chỉ số cải cách hành chính năm 2021 của các bộ, cơ quan ngang bộ, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Tư pháp đứng đầu bảng xếp hạng, thuộc nhóm 3 Bộ có chỉ số trên 90%.

Kết quả này góp phần cùng cả nước triển khai công cuộc chuyển đổi số quốc gia một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong phổ biến pháp luật

Là “thương hiệu” gắn liền với Bộ, ngành tư pháp, công tác phổ biến giáo dục pháp luật đã góp phần không nhỏ vào kết quả xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính của Bộ. Trong đó, không thể không kể đến những đóng góp quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác này.

Một trong những mục tiêu trọng tâm của Bộ là xây dựng Cổng Thông tin điện tử Phổ biến, giáo dục pháp luật quốc gia dùng chung toàn quốc trên cơ sở nâng cấp trang thông tin điện tử. Hiện nay, Bộ Tư pháp đã xây dựng xong Cổng Thông tin điện tử Phổ biến, giáo dục pháp luật quốc gia và vận hành thử nghiệm từ tháng 1/2022. Cùng với đó, Bộ tích cực phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng và làm phong phú dữ liệu thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật để phục vụ hoạt động vận hành của Cổng.

Cổng Thông tin Phổ biến, giáo dục pháp luật quốc gia được Bộ Tư pháp xây dựng đáp ứng yêu cầu về chuyển đổi số theo định hướng lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ, bảo đảm tính tương tác, gắn kết giữa cơ quan quản lý nhà nước với người dân, doanh nghiệp, chia sẻ dữ liệu dùng chung trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hoạt động trên nhiều nền tảng thiết bị; hướng tới các giải pháp ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong phổ biến, giáo dục pháp luật…

Bộ tăng cường thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật trên mạng xã hội thông qua fanpage phổ biến, giáo dục pháp luật; thí điểm thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật trên tài khoản Zalo “Phổ biến giáo dục pháp luật”…

Trong bối cảnh phòng, chống dịch COVID-19 và thực hiện giãn cách xã hội, việc đổi mới, đa dạng hóa hình thức tiếp cận pháp luật đã được người dân hưởng ứng, tích cực đón nhận.

Rà soát thủ tục để kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia

Bên cạnh việc ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong nhiều lĩnh vực, Bộ, ngành tư pháp đã chỉ đạo quyết liệt rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tiếp tục hoàn thiện Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ. Riêng 6 tháng đầu năm nay, Bộ Tư pháp đã ban hành các quyết định sửa đổi, bổ sung 44 thủ tục hành chính, bãi bỏ 8 thủ tục trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp và thi hành án dân sự.

Về tích hợp, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền của Bộ Tư pháp trên Cổng dịch vụ công quốc gia, hiện có 73 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Tư pháp, trong đó có 35 thủ tục được thực hiện theo phương thức trực tuyến mức độ 3, 4.

Cán bộ Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Ninh Thuận giải quyết hồ sơ, thủ tục cho người dân và doanh nghiệp. 

Năm 2021, Bộ Tư pháp đã kết nối thành công 20 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 lên Cổng dịch vụ công quốc gia (đạt 27,4%). Trong tháng 5/2022, Bộ tiếp tục kết nối thành công 3 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 thuộc lĩnh vực lý lịch tư pháp lên Cổng dịch vụ công quốc gia, nâng tổng số dịch vụ công đã kết nối với Cổng dịch vụ công này lên 23/73 thủ tục. Thời gian tới, các đơn vị chuyên môn thuộc Bộ Tư pháp tiếp tục rà soát thủ tục hành chính để thực hiện kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia khi có đủ điều kiện.

Liên quan đến công tác đăng ký giao dịch bảo đảm, việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực này tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực, tạo thuận lợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp. Đây là dịch vụ công mức độ 4 đầu tiên và duy nhất của Bộ Tư pháp, mang lại hiệu quả, tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Trong 6 tháng đầu năm nay, các trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản đã tiếp nhận và giải quyết hơn 662.000 phiếu yêu cầu đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm, hợp đồng và văn bản yêu cầu thông báo về việc thế chấp phương tiện giao thông, kê biên tài sản để thi hành án dân sự (tăng hơn 5% so với cùng kỳ năm 2021), trong đó tỷ lệ đăng ký trực tuyến đạt mức cao với 81% (tăng 4% so với cùng kỳ năm 2021).

Bộ, cơ quan tư pháp địa phương tập trung đầu tư nguồn lực triển khai thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030.”

Cùng với việc rà soát, thống nhất các trường thông tin và kỹ thuật cần chia sẻ để đồng bộ dữ liệu giữa cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, các đơn vị chuyên môn thuộc Bộ nghiên cứu, đánh giá, đề xuất giải pháp, nguồn lực để xây dựng, nâng cấp các cơ sở dữ liệu của ngành tư pháp như các phần mềm riêng về xử lý vi phạm hành chính, quốc tịch, lý lịch tư pháp, các tổ chức hành nghề công chứng, thi hành án dân sự… để đáp ứng yêu cầu kết nối, chia sẻ với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Để phát huy những thành tích đã đạt được, Bộ Tư pháp xác định sẽ tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả, đúng thời hạn các nhiệm vụ được giao tại Đề án phát triển ứng dụng cơ sở dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định số 06/QĐ-TTg. Toàn ngành tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 2069/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Danh mục dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu thuộc ngành tư pháp…/.

TTXVN/Vietnam+

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực