Số hóa, chiến lược ưu tiên của ngành tài chính năm 2024
Thứ sáu, 17/05/2024 23:19 (GMT+7)
(ĐCSVN) - Tài chính - Ngân hàng là nhóm ngành được đánh giá cao trong xu hướng chuyển đổi số với quá trình diễn ra một cách nhanh chóng. Điểm nổi trội tại ứng dụng ngân hàng số này chính là giao diện thân thiện, thủ tục tinh gọn, chỉ cần vài thao tác đơn giản, khách hàng sẽ được mở tài khoản đa năng.
|
OCB OMNI phiên bản 4.0 sẽ được giới thiệu trong tháng 5/2024. |
Chiến lược Chuyển đổi của Ngân hàng đang tăng tốc chuyển đổi số, hiện đại hóa công nghệ, ứng dụng số hóa vào tất cả các hoạt động, dịch vụ. Các ngân hàng liên tục đầu tư cho công nghệ trong 3 năm gần đây, tập trung vào các sản phẩm trên kênh số và các công cụ bán hàng trên kênh số; tự động hóa quá trình, các quy trình backoffice để hỗ trợ hoạt động kinh doanh; tập trung vào hoàn thiện các hạ tầng công nghệ thông tin, chuẩn hóa các hệ thống cơ sở dữ liệu, làm sạch và làm giàu dữ liệu để tạo tiền đề quan trọng trong các kế hoạch chuyển đổi.
Trong vận hành, việc tự động hóa các quy trình nội bộ phục vụ công tác quản trị, số hóa hoạt động điều hành, quản lý rủi ro, ứng dụng trí tuệ nhân tạo để hỗ trợ kinh doanh… 90% các nghiệp vụ ngân hàng trọng yếu đã có thể thực hiện hoàn toàn trên kênh số. Đồng thời, 90% số lượng giao dịch của các khách hàng đều được thực hiện hoàn toàn thông qua kênh số Mobile banking, Internet banking.
Khách hàng doanh nghiệp có thể chủ động định danh các điểm kinh doanh theo từng tài khoản; nhận doanh thu từ các điểm kinh doanh về tài khoản thanh toán của doanh nghiệp theo thời gian thực (real time); thuận tiện quản lý dòng tiền/doanh thu của từng điểm kinh doanh qua Internet Banking; hỗ trợ từng điểm kinh doanh dễ dàng truy vấn và quản lý được doanh thu thực tế…
Việt Nam đang trong làn sóng chuyển đổi số nhiều năm qua, đặc biệt trong ngành ngân hàng. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, đến cuối quý II/2023, có 57% ngân hàng đã sẵn sàng về kiến trúc, công nghệ, tổ chức phục vụ mục tiêu số hóa.
|
|
Theo đánh giá của McKinsey, hệ thống ngân hàng Việt Nam có mức độ ứng dụng ngân hàng số với tốc độ nhanh nhất trong khu vực. Các NHTM đang triển khai mạnh mẽ việc nghiên cứu xây dựng chiến lược chuyển đổi số, tích cực ứng dụng các công nghệ hoặc hợp tác với công ty Fintech nhằm tối ưu hóa, đơn giản hóa quy trình nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả hoạt động và trải nghiệm giao dịch khách hàng. Thống kê tại 10 NHTM lớn nhất cho thấy mức đầu tư cho chuyển đổi số trung bình chiếm từ 20 - 30% tổng chi phí đầu tư hoạt động, ước tính lên tới 15.000 tỷ đồng mỗi năm.
Các ngân hàng đã ứng dụng công nghệ trong đánh giá, phân loại khách hàng và quyết định giải ngân... giúp đơn giản quy trình, thủ tục và rút ngắn thời gian giải ngân, cho vay. Ngoài ra, các tổ chức tín dụng cũng chú trọng thiết lập quan hệ đối tác, hợp tác kinh doanh, mở rộng hệ sinh thái số các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng và ngoài ngân hàng nhằm thu hút, giữ chân khách hàng, tích hợp sâu dịch vụ ngân hàng vào hành trình số thường nhật của khách hàng. Một số ngân hàng đã bước đầu ứng dụng AI, robot và dữ liệu lớn trong thu thập thông tin, phân tích và dự báo thị trường./.
Vân Anh