|
TS. Trần Quý – Viện trưởng Viện Phát Triển Kinh Tế Số Việt Nam tham luận tại hội thảo. |
Hội thảo do Viện Phát Triển Kinh Tế Số Việt Nam đã phối hợp cùng Hãng Luật InvestPush Legal, Nền Tảng Quản lý Tài Sản Số MetaDAP, eHub Star và Sàn Giao dịch Hoa Tươi FMP tổ chức.
Sự kiện này đã thu hút sự quan tâm của đại diện từ Hiệp hội Blockchain Việt Nam, Hiệp hội Ẩm Thực TPHCM, Tạp Chí Việt Nam Hội Nhập, Tạp Chí Năng Lượng Sạch, các hãng luật, báo đài, luật sư, các quỹ đầu tư và nhà đầu tư quan tâm.
Hội thảo là một diễn đàn quan trọng và hữu ích để các chuyên gia, nhà nghiên cứu, doanh nhân và nhà đầu tư cùng nhau thảo luận và chia sẻ kiến thức về tài sản số, một yếu tố ngày càng quan trọng trong kinh tế số. Ngoài việc đề cập đến định nghĩa và khám phá tiềm năng của tài sản số, hội thảo cũng tập trung giới thiệu một nền tảng quản lý tài sản số tiên tiến mang tên MetaDAP (Digital Asset Platform).
Trong phần mở đầu của hội thảo, TS. Trần Quý - Viện trưởng Viện Phát Triển Kinh Tế Số Việt Nam (VIDE) đã trình bày “Tài sản số - Chìa khóa mở cửa nền kinh tế số”, về tài sản số và vai trò quan trọng của chúng trong quan hệ với tài sản thực. Ông đã cung cấp cái nhìn tổng quan về quá trình phát triển tài sản số và giới thiệu các chủ trương và chiến lược của Việt Nam trong việc khai thác và phát triển tài sản số. Ông cũng nhấn mạnh tiềm năng của tài sản số trong tương lai, tạo đà thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế số tại Việt Nam, đồng hành với mục tiêu phát triển kinh tế số của chính phủ đến năm 2025, kinh tế số chiếm 20% GDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%
|
LS. Đào Tiến Phong phát biểu tài hội thảo về một số vấn đề pháp lý về tài sản số tại Việt Nam.
|
TS. Trần Quý cũng đưa ra các định nghĩa tài sản số, đồng thời trình bày về quá trình phát triển của chúng trên toàn cầu. Với tiềm năng tại Việt Nam, ông nhấn mạnh rằng “Việt Nam đã xây dựng một môi trường thuận lợi cho sự phát triển của tài sản số, bao gồm việc xây dựng môi trường pháp lý an toàn và tạo ra các cơ chế hỗ trợ (Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 và Quyết định số 1813/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Về việc phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025).”
Ông tin rằng tài sản số có thể tạo ra cơ hội mới, đẩy mạnh sự cạnh tranh và sáng tạo, cũng như thúc đẩy sự kết nối và giao dịch trong nền kinh tế số. Thông qua bài trình bày, ông cũng nhấn mạnh: ngày 22/6, Quốc hội thông qua Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), và sẽ được áp dụng từ ngày 01/7/2024, đây cũng là đòn bẩy để tạo đà gia tăng việc phát triển tài sản số ở Việt Nam
Bài chia sẻ của TS. Trần Quý đã tạo ra một khởi đầu mạnh mẽ cho hội thảo, nêu rõ chiến lược và tầm nhìn của Việt Nam trong việc khai thác và phát triển tài sản số. Đây cũng là cơ hội để tìm kiếm giải pháp và định hướng phát triển tài sản số, góp phần xây dựng nền kinh tế số vững mạnh tại Việt Nam trong tương lai.
|
Ông Phan Quân – Trưởng Ban Hội Viên – Hiệp Hội Blockchain Việt Nam với phần trình bày “Quản lý tài sản số - tiềm năng và thực tiễn”.
|
Đóng góp một phần rất quan trọng của hội thảo là bài thuyết trình “Quản lý tài sản số - tiềm năng và thực tiễn” của ông Phan Quân, trưởng ban Hội viên, Hiệp hội Blockchain Việt Nam (VBA). Ông đã làm rõ hơn về sự phát triển nhanh chóng của tài sản số trên toàn cầu và các khung pháp lý hiện có để điều chỉnh chúng. Qua bài chia sẻ, ông đã đưa ra những bài học kinh nghiệm từ các quốc gia thành công trong xây dựng môi trường thuận lợi cho tài sản số và đề xuất áp dụng cho Việt Nam.
Ông Phan Quân đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tạo ra một khung pháp lý linh hoạt và tiên phong, hỗ trợ sự khởi nghiệp và đầu tư trong lĩnh vực tài sản số. Ông cũng đề cao việc xây dựng môi trường đáng tin cậy và minh bạch, bảo vệ người tiêu dùng và nhà đầu tư, và khuyến khích sự sáng tạo và khởi nghiệp. Những thông tin và quan điểm mà ông đã chia sẻ sẽ đóng góp quan trọng vào việc xây dựng một môi trường kinh doanh thuận lợi cho tài sản số và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế số tại Việt Nam.
Kết thúc bài trình bày, ông cũng đã cập nhật những thông tin rất nóng về khung pháp lý cho tài sản số ở một số quốc gia, đó là “ngày 20/4 vừa qua, Nghị viện châu Âu (EP) và Hội đồng châu Âu (EUC) đã thông qua Đạo luật Thị trường Tài sản số (MiCA - Markets in Crypto-Assets) đầu tiên. MiCA được coi là khung pháp lý toàn diện nhất cho các tài sản số từ trước đến nay. Sự chấp thuận của EP mở đường cho MiCA chính thức được ban hành vào đầu năm 2024. Và mới đây, cơ quan quản lý Hồng Kông áp dụng chính sách mới cho tài sản số từ ngày 1/6/2023, với mục tiêu đưa Hồng Kông thành trung tâm Fintech của châu Á. Văn bản luật được ban hành và điều chỉnh hướng vào tài sản số do Ủy ban Chứng khoán và Hàng hóa tương lai (SFC) ban hành, hướng tới thúc đẩy 3 nhóm gồm: Sàn giao dịch tài sản số (Virtual Asset Trading Platforms - VATP);Quản lý tài sản số (Virtual Asset Management); Các nhà cung cấp dịch vụ fintech/blockchain (General Fintech/Blockchain Services). Các Chính sách và Đạo luật này đã giúp thế giới có những hướng đi đúng đắn cho sự phát triển của tài sản số”.
Điểm nhấn trong bày trình bày cuối cùng là bài giới thiệu của ông Trần Quốc Việt về nền tảng quản lý tài sản số tiên tiến – MetaDAP (Digital Asset Platform). Nền tảng này, dựa trên công nghệ blockchain, đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu, xác thực giao dịch và quản lý quyền sở hữu tài sản một cách an toàn, minh bạch và hiệu quả. Bài trình bày này đã thu hút sự quan tâm và tạo đà thúc đẩy cho việc áp dụng công nghệ blockchain trong quản lý tài sản số tại Việt Nam, đồng thời đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế số. Các số liệu thống kê cũng chứng minh sự tăng trưởng đáng kể của tài sản số trên toàn cầu và sự quan tâm của các nhà đầu tư: theo báo cáo từ Gartner, giá trị tài sản số dự kiến sẽ tăng lên 175 tỷ USD vào năm 2025. Trong khi đó, theo PwC, chỉ riêng Việt Nam đã thu hút hơn 900 triệu USD đầu tư vào lĩnh vực công nghệ tài chính và blockchain trong năm 2021 Việc khai thác và phát triển tài sản số được xem là một xu hướng quan trọng và hứa hẹn trong tương lai, mang lại tiềm năng lớn cho sự phát triển của nền kinh tế số tại Việt Nam và toàn cầu. Sau hơn 3 năm chuẩn bị, MetaDap đang được nhiều khách hàng chọn lựa để làm nền tảng cho hoạt động số hóa tài sản, trong đó, có khách hàng lớn đến từ Anh Quốc.
|
TS. Trần Quý và Ông Ninh Gia Hạnh – Giám đốc EHUBSTAR ký kết hợp tác chiến lược. |
Thảo luận tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung trao đổi quan điểm, chia sẻ kinh nghiệm và đưa ra đề xuất nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của tài sản số trong nền kinh tế số. Các vấn đề liên quan đến tiềm năng, pháp lý và khả năng phát triển tài sản số tại Việt Nam đã được đưa ra và tranh luận một cách sôi nổi. Sự đa dạng và chuyên môn của các đại biểu tham gia đã tạo nên một diễn đàn phong phú và mang tính xây dựng.
Theo LS. Đào Tiến Phong, hãng luật Luật Investpush Legal chia sẻ: "ngày 31/3/2022, Thủ tướng chính phủ cũng đã phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 411/QĐ-TTg. Như vậy định hướng rõ ràng đã có, việc còn lại là làm rõ hoặc hoàn thiện các khung pháp lý về tài sản số, ví dụ trong thời gian đợi sửa đổi Bộ luật dân sự thì có thể xem xét tạm thời công nhận tài sản số là quyền tài sản hoặc tài sản vô hình để từ đó có căn cứ quản lý, thu thuế, tạo ra tiền đề phát triển cho nền kinh tế số, xã hội số”.
Trong phần kết luận, các chuyên gia và nhà lãnh đạo trong lĩnh vực kinh tế số đã đưa ra nhận định về tính thực tiễn và tầm quan trọng của tài sản số trong việc thúc đẩy sự phát triển và cải thiện hiệu quả của nền kinh tế số tại Việt Nam. Hội thảo "Tài Sản Số - Chìa Khóa Mở Cửa Nền Kinh Tế Số" đã góp phần quan trọng trong việc khám phá tiềm năng và khả năng của tài sản số, từ đó định hướng và thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế số trong tương lai.
* Tại buổi hội thảo này, Viện Phát Triển Kinh Tế Số Việt Nam cũng đã ký thỏa thuận hợp tác với Hãng Luật InvestPush Legal cố vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý về tài sản số, Công ty Cổ phần EHUBSTAR Việt Nam về việc triển khai các ứng dụng liên quan nền tảng quản lý tài sản số./.