Ra mắt Viện Phát triển dữ liệu và Công nghệ số Việt Nam: Tài sản số là thị trường tiềm năng

Thứ hai, 22/04/2024 18:14
(ĐCSVN) - Theo TS Trần Quý, tài sản là phương tiện, giấy tờ có giá trị được sở hữu bởi cá nhân, tổ chức hoặc quốc gia, tài sản là bất động sản hoặc động sản, được hình thành hiện tại hoặc trong tương lai. Tài sản số là cầu nối giữa tài sản ở môi trường thực, được quản lý và lưu thông ở môi trường số. Khi nói về tài sản số nó phải có giá trị thực “real asset” như bản đồ gmap, app, rừng, tài nguyên... chứ không phải là thuật toán, blockchain. Tiềm năng của tài sản số dự báo đến năm 2030 chiếm 10% tổng tài sản trên toàn cầu.
TS Trần Quý phát biểu tại tọa đàm: “Chuyển đổi số - nâng tầm doanh nghiệp Việt”. 

Phát biểu tại lễ ra mắt Viện phát triển dữ liệu và công nghệ số Việt Nam mới đây, TS Trần Quý – Viện trưởng Viện phát triển kinh tế số Việt Nam (VIDE) nhấn mạnh: ngày 23-2-2024, Chính phủ đã ra Quyết định số 194/QĐ-TTg, trong đó nêu rõ: “Chúng ta có nhiệm vụ cấp bách đưa Việt Nam ra khỏi vùng xám”, trong đó có mục hình thành khung pháp lý về tài sản số.

Theo TS Trần Quý, tài sản là phương tiện, giấy tờ có giá trị được sở hữu bởi cá nhân, tổ chức hoặc quốc gia, tài sản là bất động sản hoặc động sản, được hình thành hiện tại hoặc trong tương lai. Tài sản số là cầu nối giữa tài sản ở môi trường thực, được quản lý và lưu thông ở môi trường số. Khi nói về tài sản số nó phải có giá trị thực “real asset” như bản đồ gmap, app, rừng, tài nguyên... chứ không phải là thuật toán, blockchain. Tiềm năng của tài sản số dự báo đến năm 2030 chiếm 10% tổng tài sản trên toàn cầu.

Đồng tình với quan điểm trên, TS Cấn Văn Lực chia sẻ: kinh tế Việt Nam có tăng trưởng: 5-6,5% trong khi kinh tế thế giới chỉ ở mức 2,4% so với năm trước, mức lạm phát hiện đang duy trì ở 4-5%, tuy nhiên chúng ta vẫn đối diện với nhiều thách thức khi tiến hành CĐS. Đó là cần cơ cấu lại nền kinh tế, thể chế, sản phẩm, dịch vụ, đa dạng hóa nguồn vốn để thị trường bớt rủi ro và không quên việc phát triển lâu dài về số hóa.

Các chia sẻ của chuyên gia thu hút đông đảo người tham gia. 

Liên quan đến việc hình thành thị trường cho CĐS, công nghệ số, nền tảng số, kinh tế số, TS Đỗ Hoài Nam (nguyên Vụ trưởng Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định công nghệ) có vài nhận định về xây dựng khung pháp lý và định giá sản phẩm công nghệ: Chính phủ rất quan tâm đến việc phát triển thị trường KHCN, chúng ta phải làm sao ứng dụng được, thương mại hóa được các kết quả nghiên cứu về KHCN.

Trong việc định giá công nghệ, luật KHCN, luật chuyển giao công nghệ đã có các điều khoản quy định, tuy nhiên, khi áp dụng thực tế vẫn còn một số vướng mắc. Các tổ chức KHCN định giá với điều kiện phải đăng ký hoạt động KHCN, phải đáp ứng yêu cầu kinh doanh dịch vụ thẩm định giácông nghệ theo quy định pháp luật về giá.

Cả tổ chức và doanh nghiệp phải có ít nhất hai thẩm định viên về giá do Bộ Tài chính cấp chứng chỉ. Hiện nay, tại Bộ KHCN số lượng thẩm định viên về giá rất ít.

Trong thời gian tới chính phủ sẽ tiếp tục hoàn thiện về các cơ chế chính sách, tăng cường hoạt động đào tạo để làm sao có được nhiều các thẩm định viên về giá, nhiều cán bộ làm công tác định giá công nghệ.

Ký kết hợp tác với các đối tác chiến lược.  

 Dịp này, VIDT (Viện phát triển dữ liệu và công nghệ số) và EXCEDO (tập đoàn công nghệ với các nền tảng như GMap, VNLand, WeWin, VietAgri, TPV…) đã chính thức trao quỹ “Chung tay nâng tầm doanh nghiệp Việt”, chia đều trong 5 năm thể hiện bằng việc doanh nghiệp được sử dụng các Nền tảng ứng dụng chuyển đổi số của Excedo.

Song song đó, hai đơn vị trên cũng ký kết hợp tác với nhiều đối tác chiến lược./.

LINH NGUYỄN
Ảnh: ĐÀM DUY

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực