Chuyển giao một xã hội bền vững cho thế hệ mai sau

Thứ sáu, 19/04/2024 09:15
(ĐCSVN) - Năm 2023 được xem là năm nóng nhất trong 125.000 năm qua trên trái đất. Tác nhân gây nóng kỷ lục tại nhiều khu vực trên toàn cầu là các hiện tượng thời tiết cực đoan từ khí thải nhà kính, xuất phát từ hoạt động của quá trình sản xuất, kinh doanh sử dụng các sản phẩm công nghiệp hoặc dịch vụ của con người.
Các chuyên gia về phát triển bền vững đang thảo luận. 

ĐBSCL - cái nôi sản xuất nông nghiệp của Việt Nam, thời gian gần đây đã bị tác động trực tiếp bởi tình hình hạn hán nghiêm trọng và liên tục. Tại hội nghị COP28 của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, chính phủ Việt Nam và các nước đã đưa ra cam kết Net Zero vào năm 2050.
Dịp này, Forbes Việt Nam đã tổ chức hội nghị phát triển bền vững 2024 – chủ đề “Nền kinh tế mới” quy tụ nhiều chuyên gia, lãnh đạo trong và ngoài nước.
Bà Đặng Minh Phương (chủ tịch truyền thông Forbes Việt Nam) cho biết, nền kinh tế Việt Nam đã bắt đầu khởi sắc, GDP quý 1 – 2024 tăng trưởng 5,6%, đây là mức cao nhất trong 4 năm qua, cho thấy tình hình đang trên đà phục hồi, tuy nhiên nếu nhìn rộng ra cả nền kinh tế cùng cộng đồng doanh nghiệp, khoảng thời gian hiện tại vẫn đối mặt nhiều thử thách. Mới nhất, chính phủ vừa ban hành hướng dẫn tạo ra hành lang đẩy mạnh các loại hình năng lượng tái tạo, đây là bước đi quan trọng để hướng tới nền kinh tế carbon thấp. Kinh doanh không chỉ tạo ra của cải mà còn tạo ra những giá trị tốt đẹp, chúng ta có trách nhiệm chuyển giao cho thế hệ kế thừa mai sau một xã hội tốt đẹp bền vững, một môi trường sống trong lành như chúng ta nhận được từ thế hệ tiền bối. 
Tín chỉ carbon là gì? Vì sao phải quan tâm đến tín chỉ carbon? Sẽ khi nào việc định giá trở thành tài sản của doanh nghiệp? Đâu là hành động cụ thể nhằm giảm phát thải ra môi trường, tại sao chúng ta phải quan tâm đến các vấn đề phát thải ròng, ngay trong điều kiện kinh tế khó khăn với doanh nghiệp

Ông Shantanu Chakraborty phát biểu tại hội nghị 

Ông Shantanu Chakraborty (Ngân hàng phát triển châu Á – ADB – giám đốc quốc gia tại Việt Nam) nhấn mạnh, Việt Nam dễ bị tổn thương trước những thách thức của biến đổi khí hậu, để chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp, chính phủ cần tạo khung chính sách quốc gia vững chắc về nền kinh tế xanh. Thúc đẩy các hoạt động nông nghiệp bền vững, thực hiện chiến lược quản lý rừng hiệu quả. Ưu tiên đầu tư vào các nguồn năng lượng tái tạo. 
Một khi đã tạo ra hệ sinh thái vững chắc từ trách nhiệm công dân, doanh nghiệp và sự hỗ trợ từ chính quyền, nhà đầu tư sẽ tìm đến, lợi nhuận sẽ tăng theo./.

Linh Nguyễn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực